Sáng 27/11, Tại Hà Nội, Trung Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia về Giảm thiểu rủi ro thiên tai khu vực đô thị. Tham dự Hội thảo có bà Trần Thị Hồng An, Phó Chủ tịch Trung Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Đặng Quang Minh, Quyền Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai công đồng, Tổng cục Phòng, chống thiên tai;ông Jerome Faucet, Điều phối viên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu- Hội Chữ thập đỏ Đức; Các vị đại diện của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, các tổ chức quốc tế trong và ngòai phong trào; Cùng đại diện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Hội Chữ thập đỏ 17 tỉnh,thành, phố trọng điểm thiên tai trong cả nước.
Phó Chủ tịch Trung Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Thị Hồng An cho biết: Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu mức độ tác động ngày càng lớn và khắc nghiệt: hạn hán và xâm mặn khốc liệt ở miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt nghiêm trọng, diện rộng tại miền Trung, rét đậm, rét hại đỉnh điểm tại miền Bắc trong năm 2016; Bão số 10 mạnh nhất trong nhiều năm qua, đổ bộ vào miền Trung tháng 9 năm 2017, áp thấp nhiệt đới, cơn bão số 12 vừa qua đã gây ra cái chết của hơn 100 người, 18 người mất tích và rất nhiều thiệt hại khác; đã có 3261 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 121.000 nhà bị tốc mái hư hỏng nặng và rất nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, gây thiệt hại ứơc tính khoảng hơn 20 nghìn tỷ, trong đó thiệt hại tại Khánh Hòa ước tính khoảng 7000 tỷ.
Các đại biểu trao đổi thảo luận, hỏi đáp tại Hội thảo
Đặc biệt, xu thế của thiên tai ngày càng khốc liệt, khó lường. Các đô thị trên thế giới ngày nay đang phải đối mặt với các rủi ro thiên tai thảm họa hết sức phức tạp, theo đánh giá của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển (ADB) thì 7 thành phố trong diện có nguy cơ thiên tai rủi ro rất lớn nằm ở châu Á Thái Bình Dương trong đó có thành phố Hồ Chí Minh cùng với các thành phố khác: Jakarta; Manila, Dhaka, Kolkaba, Yayon, Băng Koc. Vì thế, việc can thiệp các biện pháp nhằm nâng cao tính chủ động trong phòng ngừa, giảm thiệt hại trong ứng phó tại các khu vực đô thị luôn là ưu tiên của Hội Chữ thập đỏViệt Nam trong lĩnh vực phòng ngừa và Ứng phó thảm họa. Với sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Đức, Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang triển khai các hoạt động về Giảm thiểu rủi ro thiên tai đô thị (DRR) tại các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Bình Định, các can thiệp của Dự án đã được kiểm chứng và thấy rất rõ hiệu quả tích cực qua việc ứng phó với thiên tai: bão số 10, áp thấp nhiệt đới sau bão số 10 và bão số 12 vừa qua.
Là thành viên của Phong trào và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, với vai trò là một tổ chức nhân đạo nòng cốt của đất nước, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có nhiệm vụ bổ trợ chính phủ trong đảm bảo an sinh, xã hội, Hội xác định công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang thực hiện chiến lược áp dụng việc đầu tư tài chính dựa trên cảnh báo trong hoạt động phòng ngừa và đã đạt được những kết quả hết sức khả quan trong thời gian qua, cùng với việc phối hợp với các Bộ, Ngành của Chính phủ trong việc xây dựng cộng đồng an toàn, Chữ thập đỏ Việt Nam đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình 1002; chương trình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các lĩnh vực: Phòng chống thiên tai, trồng rừng ngập mặn và xây dựng Nông thôn mới (ký kết ngày 21 tháng 3 năm 2017). Trong việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp được quy định trong Luật Phòng chống thiên tai, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tham gia rất tích cực trong việc lập kế hoạch phòng chống thiên tai,, vận động chính sách để kế hoạch phòng chống thiên tai, được lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, đưa việc phòng chống thiên tai, là nhiệm vụ quan trọng của cả cộng đồng, giúp cộng đồng nâng cao tính chủ động, tính hiệu quả trong phòng ngừa; giảm thiểu tối đa thiệt hại trong ứng phó.
Ông Jerome Faucet, Điều phối viên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu - Hội CTĐ Đức trao biểu trưng bản đồ phòng chống thiên tai cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ông Đặng Quang Minh, Quyền Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai công đồng, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đánh giá: Với một đất nước có đường bờ biển dài, địa hình phức tạp, các đô thị ở ven biển, đồng bằng, miền núi, ven sông, thấp trũng. Ở Việt Nam chúng ta đã và đang thường xuyên phải chịu những loại hình thiên tai khác nhau, như bão, lũ, sạt lở đất và một số đô thị phải đối mặt với thiếu nước, xâm nhập mặt… Điều đó đặt ra cho nhà nước, chính quyền, người dân, các tổ chức đã và đang tham gia vào công tác phòng chống thiên tai, đòi hỏi chúng ta có hành động thiết thực, cụ thể để cùng giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Để giảm nhẹ rủi ro thiên tai bên cạnh việc đầu tư nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đường xá, các công trình phòng chống thiên tai khác. Thì song song với đó, chúng ta phải tăng cường năng lực của người dân, chủ thể chịu tác động trực tiếp của rủi ro thiên tai. Theo đó, tăng cường hiểu biết rủi ro thiên tai cho người dân là một việc tối quan trọng, trong việc phát triển những công cụ, để giúp người dân, chính quyền, các nhà hành động để quản trị hiểu biết rủi ro thiên tai tốt hơn…Đây cũng là một trong những ưu tiên trong Luật Phòng chống thiên tai của Việt Nam, là ưu tiên trong Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đang được tiếp thu chỉnh sửa, cũng là hành động ưu tiên trong đề án 1002 của Chính phủ. Vì đó Hội thảo hôm nay được tổ chức trong một bối cảnh hết sức thiết thực và ý nghĩa. Mong rằng kết quả của Hội thảo sẽ được chia sẻ rộng rãi đểáp dụng và nhân rộng cho các địa phương trước hết là các đô thị đang có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai để nâng cao tính chủ động, tự chủ trong việc lập kế hoạch về Phòng chống thiên tai.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Ông Jerome Faucet, Điều phối viên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu- Hội Chữ thập đỏ Đức cho biết: Bản đồ rủi ro thảm hoạ là một công cụ thường được chính quyền địa phương và cộng đồng dùng để xác định những rủi ro thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực quản lý rủi ro thiên tai tại địa phương từ cấp huyện đến cấp xã. Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, thông qua việc thúc đẩy tham gia của cộng đồng. Ở nông thôn, bản đồ quản lý rủi ro thiên tai do người dân, đại diện cộng đồng tự vẽ qua các cuộc họp cộng đồng trong quá trình đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị khi áp dụng vẽ tay tương tự khả năng thể hiện sự phức tạp, tính chính xác mức độ tin cậy của thông tin khu vực đô thị trên bản đồ còn là một vấn đề cần xem xét. Do vậy, chúng ta cần có phương pháp cải tiến về lập bản đồ rủi ro thiên tai có sự tham gia và phù hợp với bối cảnh đô thị.
Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khu vực đô thị Đông Nam Á” do Dipecho tài trợ tại 4 quốc gia: Campuchia, Lào, Việt Nam và Philipine. Tại Việt Nam thông qua Hội Chữ thập đỏ Đức đã thực hiện thành công tại tỉnh Bình Định, đã có rất nhiều hoạt động tích cực và hỗ trợ rất lớn cho Chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai các cấp bằng việc lập bản đồ đa rủi ro hiểm họa (QGIS), công cụ giúp cho Chính quyền địa phương và cộng đồng xác định rủi ro, mức độ dễ bị tổn thương và năng lực quản lý rủi ro thiên tai tại địa phương, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp hành chính từ xã, phường,thành phố đến huyện tỉnh.
Phương pháp lập bản đồ rủi ro đa hiểm họa là cách tiếp cận mới và đã được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Đức tiên phong phát triển, sau đó sẽ được thí điểm tại 3 quốc gia: Campuchia, Philipine và Việt Nam, đã có 1 Hội thảo cấp tỉnh bàn về cách tiếp cận mới này vào ngày 21/11 tại thành phố Quy Nhơn và đã thu được những kết quả tốt đẹp, vào ngày 7 và 8/12 sắp tới. Ban Quản lý dự án Trung ương và Ban Quản lý dự án tỉnh Bình Định cùng với các Bộ, ngành của Việt Nam tham dự và chia sẻ phương pháp, cách tiếp cận mới này tại Băng Koc, Thái Lan với các Hội quốc gia trong khu vực.
Trung Nghĩa - Hồng Loan