Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm của các quận, huyện và thành phố Cần Thơ đã áp dụng, đặc biệt là các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giảm nhẹ rủi ro thiên tai như: Dự án chống ngập lụt và sạt lỡ bờ sông đô thị với mục tiêu khai thông kênh rạch giảm tác hại ngập lụt và bảo vệ môi trường nước, xây dựng bờ kè sinh thái (sử dụng thân cây tràm, tre, dừa, trồng lục bình để giữ mé) ở Rạch Cái Sơn phường An Bình, thành phố Cần Thơ.
Quang cảnh Hội nghị
Hội Chữ thập đỏ thành phố Cần Thơ đang quản lý 1 đội Phòng ngừa ứng phó thảm hoạ với 35 thành viên là cán bộ Hội nòng cốt, hội viên và tình nguyện viên cộng đồng; cấp quận, huyện và cơ sở có 91 đội gồm 1.395 tình nguyện viên; Các thành viên trong đội thực hiện nghiêm Luật hoạt động Chữ thập đỏ. Kết quả, 9 tháng đầu năm 2022, Hội Chữ thập đỏ thành phố Cần Thơ phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai tổ chức đến thăm, động viên và hỗ trợ tiền, quà cho 10 hộ gia đình bị thiệt hại do mưa kèm theo giông lốc xảy ra tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ; xã Trường Thắng, Trường Xuân, Thới Tân và Đông Thuận, huyện Thới Lai trị giá tương đương 22 triệu đồng. Tổ chức đoàn đi thăm và tặng quà cho 11 hộ bị ảnh hưởng do bão số 4 vừa qua gồm tiền mặt và 600kg gạo, trị giá hơn 12 triệu đồng tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Sĩ Pha – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng Ban công tác xã hội – Quản lý thảm hoạ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của mô hình phòng ngừa ứng phó thảm hoạ do Hội Chữ thập đỏ thành phố Cần Thơ quản lý. Ghi nhận các ý kiến chia sẻ kinh nghiệm mô hình và các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên tại thành phố Cần Thơ, của tỉnh Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế; Chia sẻ kết quả thí điểm của “Dự án xanh hoá hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai bảo vệ tính mạng thông qua việc hoà hợp với thiên nhiên” và một số giải pháp hiệu quả về cơ cấu tổ chức hoạt động trong thời gian tới như: ứng phó với nắng nóng, bão lũ… hành động sớm với các loại hình thiên tai có thể xãy ra; phòng ngừa từ sớm, từ xa, trồng cây, cỏ để bảo vệ đê, kè… Đây là dự án thí điểm đầu tiên giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên được triển khai tại tỉnh Thanh Hoá nhằm tăng cường bảo vệ môi trường và thời gian tới sẽ nhân rộng ra các tỉnh, thành phố; là mô hình mới được Hội Chữ thập đỏ Mỹ tài trợ dự án.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Qua Hội nghị rút ra được các bài học kinh nghiệm là công tác phòng ngừa ứng phó thảm hoạ phải có tham gia của người dân; nâng cao nhận thức của cộng đồng dựa vào thiên nhiên; thực hiện chiến lược truyền thông về hành động sớm, sử dụng các công cụ về phòng chống thiên tai; tổ chức chia sẻ, đối thoại và học hỏi sự tham vấn của người dân để người dân đưa ra quyết định; tâm đắc mô hình đồng quản lý ở Cần Thơ giữa chính quyền và người dân để bảo vệ môi trường (Bờ kè sinh thái ở rạch Cái sơn, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; hạn chế di dân để ảnh hưởng cuộc sống của người dân; các giải pháp phòng ngừa ứng phó thảm hoạ dựa vào thiên nhiên.
Chiều ngày 2/11 Đoàn đi thăm thực địa kè sinh thái ở rạch Cái Sơn quận Ninh Kiều và sáng ngày 3/11 đi thăm mô hình trồng cây Bần tại Cồn Sơn, quận Bình Thuỷ.
Cần Thơ