Hội Chữ thập đỏ trường học được thành lập và được sự chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường, sự quan tâm tạo điều kiện của BGH cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức khác trong nhà trường đặc biệt là các hội viên, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ thực sự hiệu quả và là tổ chức quen thuộc của hội viên trong và ngoài nhà trường.
Với kim chỉ nam cho hoạt động là lời dạy của Bác “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ ”
Thông điệp: “Sống trong cuộc sống mỗi người cần có một tấm lòng để yêu thương và chia sẻ cho nhau”. Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ nhà trường đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền giáo dục truyền thống nhân ái của dân tộc việc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh qua việc giúp các em nhận thức được bản thân mình phải có trách nhiệm trong việc chia sẻ, quan tâm đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không chỉ trong mà còn ngoài nhà trường; đồng thời góp phần vào sự nghiệp nhân đạo chung của quê hương, đất nước.
Các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ của trường cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm đó là:
1. Tuyên truyền các giá trị nhân đạo và giáo dục Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ
2. Hoạt động tương thân tương ái và cứu trợ xã hội
3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
4. Xây dựng quỹ Hội
Với mục tiêu của công tác Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học là đoàn kết, tập hợp thanh, thiếu niên trong các hoạt động nhân đạo, qua đó góp phần giáo dục lòng nhân ái, tính hướng thiện, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, hình thành lối sống đẹp cho thanh, thiếu niên. Hội Chữ thập đỏ trường học luôn xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi phải có sự kiên trì, quyết tâm, đam mê. Hàng năm Ban chấp hành Hội phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, hội thi tìm hiểu kiến thức phong trào Hội, tôn vinh khen thưởng gương người tốt, việc tốt, thông qua chương trình phát thanh nhân đạo, bản tin nhân đạo. Cố gắng trong tổ chức tốt các hoạt động truyền thông lồng ghép công tác vận động xây dựng quỹ Chữ thập đỏ nhà trường theo hướng dẫn của tỉnh Hội bằng nhiều hình thức thiết thực phù hợp tình hình thực tế của đơn vị, địa phương đạt được những kết quả tốt. Cơ chế tài chính Hội Chữ thập đỏ nhà trường thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ Hội của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận quy định.
Cơ chế hoạt động của Hội với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác là cơ chế phối hợp. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ là đồng chí Chủ tịch Công đoàn nhà trường, phó chủ tịch là đồng chí Bí thư Đoàn trường. Thực hiện chương trình phối hợp giữa Tỉnh Đoàn – Sở GD & ĐT – Hội CTĐ tỉnh, Ngay từ đầu năm học (sau hội nghị tổng kết công tác Đoàn – Hội – Đội CTĐ trường học cấp tỉnh vào trung tuần tháng 8 và hội nghị liên ngành cấp thành phố vào cuối tháng 8) Ban giám hiệu nhà trường làm việc với Chủ tịch Hội, BTV Đoàn trường cho ý kiến về chương trình công tác của năm học, xác định kinh phí, điều kiện đảm bảo,..Định kỳ 3 tháng 1 lần Ban giám hiệu nhà trường làm việc với Hội và Đoàn trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, nghe báo cáo tình hình và những kiến nghị, đề xuất.
Để đạt được những kết quả như trên Ban chấp hành Hội CTĐ trường học phải:
1. Hoạt động của Hội luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Cấp ủy Đảng, của BGH nhà trường – đây cũng chính là niềm động viên khích lệ để BCH Hội làm tốt hoạt động tương thân, tương ái và cứu trợ nhân đạo.
2. BCH Hội phải thực sự đoàn kết, thống nhất cao quan điểm “ Mình vì mọi người”, “ thương người như thể thương thân” để từ đó kiên trì thuyết phục, vận động tất cả hội viên trong toàn trường tham gia với tinh thần tự giác, nhiệt tình bằng những việc làm cụ thể mang lại hiệu quả thực sự thiết thực.
3. Đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền tôn chỉ mục đích của Hội cũng như giáo dục lòng nhân ái cho hội viên thông qua chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa, qua hệ thống loa phát thanh trong nhà trường vào các giờ ra chơi, tuyên truyền trên bảng tin, thông qua các giờ học trên lớp như môn Gíao dục Công dân…
4. Phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức khác trong nhà trường như: công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, giáo viên bộ môn…
5. Thường xuyên tôn vinh, tuyên dương “ người tốt, việc tốt” trong buổi chào cờ. Đồng thời nhân rộng gương điển hình trong học sinh để ngày càng có nhiều người tốt, việc tốt trong nhà trường.
6. Sau mỗi đợt quyên góp công khai số tiền của cá nhân, tập thể đóng góp. Sử dụng nguồn quỹ ủng hộ đúng mục đích, đúng đối tượng và kịp thời.
7. Đầu năm học BCH rà soát số liệu hội viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời.